Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách lắp đặt thiết bị vệ sinh đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho những bạn có nhu cầu tự lắp đặt thiết bị nhà tắm, vệ sinh tại nhà.

Thông thường, một phòng tắm sẽ có các thiết bị như: chậu rửa mặt, vòi sen, bồn cầu. Ngoài ra, tùy theo ý muốn của chủ sở hữu, nhà tắm có thể bố trí thêm bồn tắm, và bồn tiểu nam. Trước khi bắt tay vào lắp đặt, bạn cần xác định sơ bộ số lượng thiết bị, các kích thước để có tổng thể hài hòa, khoa học nhất.

Kích thước tiêu chuẩn để lắp đặt thiết bị vệ sinh

Để đảm bảo công năng sử dụng và tính thẩm mỹ, kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh là yếu tố mà các gia chủ cần quan tâm. Trên thực tế, có những tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh mà bạn cần biết. Chúng tôi sẽ giới thiệu ngay sau đây:

  • Tiêu chuẩn lắp đặt bồn cầu: Khoảng cách từ tường tới tâm lỗ thoát phân: 305mm
  • Tiêu chuẩn lắp đặt sen tắm: Khoảng cách giữa 2 đường dây cấp nóng và cấp lạnh là 150 – 180mm, khoảng cách từ sàn lên nguồn cấp nóng lạnh trên 900mm.
  • Tiêu chuẩn lắp đặt lavabo rửa mặt: Khoảng cách từ nền nhà đến chậu rửa khoảng từ 80cm. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải dựa vào kích thước chậu rửa mặt để lắp đặt chậu rửa mặt chính xác nhất.

Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh có diện tích nhỏ

Nhà vệ sinh diện tích nhỏ khoảng 2,5 m2 đến 3 m2. Với không gian này, gia chủ có thể lắp đặt các thiết bị vệ sinh cơ bản nhất như bồn cầu, chậu rửa, vòi chậu và sen tắm. Vị trí của nhà vệ sinh này thường được bố trí ở phía cuối nhà hoặc dưới gầm cầu thang.

Xem thêm: Lý do bạn nên lựa chọn các sản phẩm thiết bị vệ sinh thông minh

Kích thước tiêu chuẩn để lắp đặt thiết bị vệ sinh
Kích thước tiêu chuẩn để lắp đặt thiết bị vệ sinh

Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh có diện tích vừa

Với nhà vệ sinh có diện tích 4m2 đến 6m2 được xếp loại là diện tích tiêu chuẩn. Với kích thước này, gia chủ có thể lắp đặt thiết bị vệ sinh khác như bồn tiểu nam, tủ phòng tắm,…

Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh có diện tích lớn

Với diện tích nhà vệ sinh lớn từ 10m2 đến 11m2 trở lên giúp gia chủ có thể thỏa sức chọn các thiết bị vệ sinh tùy theo nhu cầu.

  • Lắp bồn cầu thân dài cao cấp của các hãng: TOTO, INAX, CAESAR.
  • Lắp đặt thêm bồn tắm.
  • Lắp đặt thêm vách kín.

Hướng dẫn cách lắp đặt các thiết bị nhà vệ sinh chuẩn hiện đại

Lắp đặt thiết bị xả thải (đường ống xả thải)

Nguyên nhân của việc nước thoát chậm, tắc bồn cầu… thường là đường ống lắp không đúng kỹ thuật. Do đó, bước này vô cùng quan trọng quyết định sự hoạt động hiệu quả của nhà tắm sau này.

Ống xả thải của bồn cầu cần thiết kế riêng biệt với đường thoát nước của chậu rửa, bồn tắm và sàn. Đường dài của ống nên ngắn nhất có thể và hạn chế sử dụng các mối nối. Lưu ý, mối nối phải dùng cút nối chữ Y. Các chi tiết lắp đặt này nhằm giảm lực cản, ngăn cặn đóng trong ống, đồng thời, giúp giảm chi phí vật liệu. Đặc biệt, ống xả thải cần phải có ống thông khí đi kèm theo để thoát khí. Việc khí ứ trong ống xả có thể làm vỡ ống.

Lắp đặt chậu rửa mặt

Khi mua chậu rửa mặt, bạn không nên chỉ xem ngoại hình và kích thước. Mỗi bồn rửa có các thông số lắp đặt khác nhau. Bạn cần đảm bảo chậu rửa bạn mua phù hợp với khi lắp đặt ống nước nhà vệ sinh, nhà tắm của mình.

Để lắp thiết bị nhà vệ sinh như chậu rửa, bạn thực hiện tuần tự 5 bước sau:

1) Treo chậu rửa lên: Đo kích thước của bồn rửa, sau đó xác định vị trí hai móc treo rồi bắt vít nở lên tường và đặt chậu lên.

2) Kiểm tra lại độ phẳng chậu bằng thước ly: Chỉnh lại bằng cách kê các miếng cao su mỏng xuống dưới.

3) Gắn các đường ống: vòi cấp nước, xi phông, ống thoát nước, vòi lavabo ( có thể sử dụng vòi lavabo nóng lạnh nếu có nhu cầu ) và kiểm tra độ kín của mối nối.

4) Trám các khe hở giữa chậu rửa với tường hoặc bàn đá bằng silicon.

5) Lắp chân chậu (với các chậu rửa cao cấp).

Lắp đặt bồn tắm

Hiện nay, trên thị trường phổ biến ba loại bồn tắm: bồn tắm xây, bồn tắm chân yếm và bồn tắm lập thể. Tuy theo nhu cầu, sở thích, bạn có thể lựa chọn bồn tắm phù hợp cho mình. Việc xác định loại bồn tắm cần làm trước khi thi công nhà tắm để thiết kế sẵn hệ thống cấp thoát nước hợp lý. Bởi lẽ, mỗi loại bồn tắm khác nhau lại có các chi tiết lắp đặt thiết bị vệ sinh khác nhau.

Với bồn tắm xây và bồn tắm lập thể, việc lắp đặt tương tự bồn cầu. Ở vị trí đặt bồn tắm, bạn xây dựng lỗ xả nước, gắn chân bồn tắm vào nền bằng xi măng. Cuối cùng, bạn đặt vòi sen hoặc vòi cấp nước riêng ở phía trên bồn tắm.

Công việc lắp đặt bồn tắm có chân yếm thì dễ dàng hơn rất nhiều. Loại bồn này chỉ cần mua về và đặt vào vị trí thiết kế. Sau đó, bạn lắp ống xả vào lỗ thoát nước của bồn.

Lắp đặt bồn tắm trong phòng tắm
Lắp đặt bồn tắm trong phòng tắm

Lắp đặt vòi sen

Trước hết, bạn cần lựa chọn được mẫu vòi sen tắm phù hợp cho phòng tắm của mình. Sau đó, hãy xác định khoảng cách giữa hai đường nước (nóng, lạnh) để lựa chọn vòi sen tương ứng. Bình thường khoảng cách này sẽ giao động từ 150 – 200 mm và độ cao từ nền đến hai ống cấp nước là 750 – 800 mm.

Tham khảo thêm:

Có thể nói, lắp đặt vòi sen đơn giản hơn hẳn so với các thiết bị vệ sinh khác. Bạn chỉ mất 2 bước để hoàn thành:

1) Lắp 2 ống lệch tâm và 2 ống cấp nước rồi siết chặt ống.

2) Lắp thân sen và giá trên tay sen: Lắp gioăng cao su vào đai ốc ở thân sen và lắp thân sen vào ống cấp nước trên. Tiếp đến sẽ lắp giá treo tay sen lên tường và lắp bắp sen vào thân sen, hoặc làm theo hướng dẫn lắp đặt đi kèm sản phẩm nếu là vòi sen tắm đứng.

Cách lắp đặt vòi sen
Cách lắp đặt vòi sen

Lắp đặt bồn cầu

Bồn cầu là bộ phận quan trọng nhất trong nhà tắm. Để lắp đặt thiết bị vệ sinh này, bạn cần kiểm tra tâm xả của bồn cần có trùng với tâm lỗ chờ trên sàn hay không. Sau đó, bạn tiến hành từng bước sau:

1) Xác định vị trí chân bồn cầu: Đặt chân bồn cầu vào đúng lỗ xả rồi ấn nhẹ bàn cầu sao cho chiều dày lớp vữa là 5 – 7 mm.

2) Xây lắp chân bồn cầu: Tạo đường vữa rộng 2 – 3 cm, dày 1 – 1.2cm theo dấu đã làm để cố định chân cầu vào, sau đó hãy kiểm tra độ bằng phẳng với thước Nivo và điều chỉnh lại.

3) Lắp két vào thân sau khi xi măng khô cứng.

Lắp đặt bồn cầu trong nhà vệ sinh đúng cách
Lắp đặt bồn cầu trong nhà vệ sinh đúng cách

Lắp đặt bồn tiểu nam

Tương tự như lắp thiết bị vệ sinh khác, đầu tiên, bạn cần đảm bảo bồn tiểu nam ăn khớp với hệ thống cấp thoát nước của nhà tắm. Mỗi thiết kế bồn tiểu nam đều có các lắp đặt khác nhau nhưng tựu chung đều có 3 bước:

1) Treo bồn tiểu nam: Xác định vị trí móc treo và bắt vít nở lên tường. Sau đó, bạn hãy treo cố định bồn lên và kiểm tra thật cẩn thận độ cân bằng và điều chỉnh.

2) Gắn các đường ống: vòi cấp nước, xi phông, ống thoát nước và kiểm tra độ kín của mối nối.

3) Trám các khe hở giữa bồn tường.

Những lưu ý quan trọng khi lắp đặt thiết bị vệ sinh

Tính toán kỹ về bố cục sắp xếp trước khi lắp đặt thiết bị vệ sinh

Bố cục sắp xếp các đồ dùng, thiết bị trước khi lắp đặt rất quan trọng. Bạn phải tính toán sao cho thiết bị lắp xong không lộn xộn, đảm bảo khoa học, tiện nghi, thuận tiện cho người sử dụng.

Với những phòng tắm nhỏ, bạn sắp xếp các vật dụng thiết yếu như bồn cầu, chậu rửa, vòi chậu, sen tắm. Các kích thước của đồ dùng, thiết bị cũng phải nhỏ gọn, tiết kiệm tối đa diện tích không gian. Ví dụ như sử dụng bồn cầu treo tường, lát gạch cỡ to, chậu rửa đặt góc,… sẽ không tốn nhiều diện tích.

Bố cục trong phòng cần được tính toán kỹ
Bố cục trong phòng cần được tính toán kỹ

Với những phòng tắm lớn, ngoài các đồ thiết yếu, bạn có thể bổ sung thêm các phụ kiện, bồn tắm, tiểu nam,… để gia tăng tiện ích sử dụng. Việc tính toán kỹ càng từ trước sẽ giúp quá trình lắp đặt thiết bị vệ sinh diễn ra nhanh chóng hơn.

Phối đồ phù hợp kiểu dáng, màu sắc khi lắp đặt thiết bị vệ sinh

Bạn muốn xây dựng một phòng tắm phong cách hiện đại hay cổ điển? Dựa theo phong cách bạn chọn, bạn tính toán để các thiết bị bên trong có sự phù hợp, ăn khớp với nhau về kiểu dáng, màu sắc.

Màu sắc, kiểu dáng thiết bị cần hòa chung trong 1 tổng thể thống nhất
Màu sắc, kiểu dáng thiết bị cần hòa chung trong 1 tổng thể thống nhất

Nếu phong cách cổ điển thì các màu đen, vàng kim sẽ nổi trội hơn, đi cùng với đó là các hoa văn cổ. Nếu phong cách hiện đại, những màu sắc như đen, trắng bạc, trắng sáng,… sẽ được sử dụng nhiều. Còn với phòng vệ sinh cho trẻ nhỏ, các thiết bị cần có màu sắc ngộ nghĩnh, đáng yêu, gợi cho trẻ niềm thích thú.

Quan tâm đến yếu tố phong thủy

Phong thủy ảnh hưởng đến sức khỏe, sự bình an, tài lộc, công danh của gia chủ. Phòng tắm, vệ sinh là nơi có nhiều uế khí nên việc quan tâm đến phong thủy là vô cùng quan trọng.

Với bồn cầu, bạn không nên lắp đặt bồn cầu đối diện cửa ra vào vì nó vừa gây vướng víu lại không tốt cho phong thủy phòng tắm. Bồn cầu nên được đặt ở góc phòng. Bạn cũng nên xây cửa sổ thông gió trong phòng tắm để lấy không khí sạch bên ngoài và đẩy uế khí ra ngoài. Nếu không có cửa sổ, bạn có thể lắp quạt thông gió, hút mùi.

Trên đây là những lưu ý rất quan trọng khi lắp đặt thiết bị vệ sinh cho phòng tắm gia đình. Bạn hãy lưu ý kỹ để thực hiện, tạo nên một không gian tắm khoa học, hiệu quả, tiện nghi. Nếu quý khách cần được cung cấp thông tin về sản phẩm một cách chi tiết, hoặc muốn được tư vấn trong quá trình tham khảo và mua hàng, vui lòng truy cập website totovietnam.vn hoặc qua số Hotline 0961 014 466 – 0932 090 180

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *